Vietcab

Dây cáp điện thương hiệu Việt khẳng định vị thế tại thị trường trong nước

Các thương hiệu dây cáp điện nội trong những năm qua không ngừng khẳng định vị thế và sức cạnh tranh. Khác với xu thế chuộng hàng ngoại nhập, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng đặt niềm tin vào các thương hiệu dây cáp điện trong nước, ưu tiên phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.

Dây cáp điện là một sản phẩm có tính ứng dụng cao, được dùng trong tất cả các công trình kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của sản xuất và sinh hoạt của xã hội hiện đại. Nhu cầu sử dụng dây cáp điện hiện nay trên phạm vi cả nước liên tục tăng trưởng. Nếu như năm 2003 Việt Nam chỉ có khoảng 60 doanh nghiệp lớn nhỏ chuyên sản xuất kinh doanh dây và cáp điện, sản lượng tiêu thụ chỉ đáp ứng 70% nhu cầu thị trường nội địa, thì đến năm 2018, Việt Nam có trên 200 doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu dây, cáp điện. 


Theo đánh giá, trên 80% thị trường dây và cáp điện hiện thuộc về các doanh nghiệp Việt Nam với thế mạnh tại thị trường dây và cáp điện dành cho hạ tầng, đáp ứng trên 95% nhu cầu thị trường trong nước. Những năm gần đây, với sự phát triển hạ tầng cơ sở, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với các mục tiêu lớn để triển khai các công nghệ năng lượng xanh, ngành dây cáp điện Việt Nam không ngừng được mở rộng và tăng trưởng cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Số lượng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và sản lượng cũng như chủng loại dây cáp điện tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, dây cáp điện là một trong 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng đầu năm 2023 (9,6%). Quy mô thị trường dây và cáp Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép) là 7,6% trong giai đoạn 2021-2027.

Mặc dù đứng trước nhiều lựa chọn, những người tiêu dùng thông minh luôn hướng đến những sản phẩm chất lượng tốt, giá cả phù hợp, tham khảo nhiều nguồn tin nhằm tìm kiếm các sản phẩm thỏa mãn đồng thời tất cả các nhu cầu. Trái với nhiều loại sản phẩm, dây cáp điện thương hiệu Việt lại được ưu ái tại thị trường nội địa bởi các nguyên nhân: chất lượng tốt, rõ nguồn gốc xuất xứ, độ phủ rộng, cung ứng nhanh, chế độ bảo hành hậu mãi…

Là một trong những thương hiệu dây cáp điện nội địa thành lập từ năm 1999, với nỗ lực không ngừng trong những năm qua, thương hiệu dây cáp điện Vietcab đã phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những đơn vị chuyên nghiệp sản xuất và cung ứng dây cáp điện dân dụng chất lượng tại Việt Nam, góp phần tạo nên xương sống bền vững cho ngành công nghiệp sản xuất dây điện và cáp điện quốc gia.

Vietcab đi theo hướng đa dạng hóa thị trường, không chỉ chú trọng phát triển, mở rộng thị trường lớn, mà phải chú trọng tiếp cận cả thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Qua đó, tập trung phát triển các sản phẩm đặc thù mang tính ứng dụng cao, chất lượng ổn định, đáp ứng từng nhóm đối tượng người tiêu dùng. Với mục tiêu trở thành nhà cung ứng vững mạnh cho các công trình trong lĩnh vực dây và cáp điện, các sản phẩm Vietcab là thương hiệu được tin dùng cho nhiều công trình trọng điểm cũng như các công trình dân dụng, dân sinh.

Một số chuyên gia cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển từ giai đoạn phát triển với động lực dựa vào nguồn lực có sẵn sang giai đoạn phát triển dựa trên hiệu suất. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất trong nước nói chung và ngành dây cáp điện nói riêng cần phải chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần luôn phải đổi mới về công nghệ và đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Từ khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực đã mở ra cơ hội lớn cho ngành dây cáp điện. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi lớn, TPP cũng đặt ra nhiều thách thức lớn cho doanh nghiệp dây cáp điện Việt Nam, đó là việc cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại hàng hóa. Các sản phẩm dây cáp điện mang thương hiệu Việt còn chưa  thâm nhập được nhiều hệ thống phân phối chính, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu trở nên không bền vững, không chi phối được thị trường.

Để có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp dây cáp điện Việt Nam cần “tăng tốc” để đạt được những tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của ngành sản xuất dây cáp điện, đủ sức vượt qua các hàng rào kỹ thuật khi tham gia thị trường quốc tế. Bên cạnh việc chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan về TPP, các doanh nghiệp cần củng cố, đào tạo, nâng cao trình độ và tay nghề cho người lao động, đề ra các mục tiêu và phương thức hướng hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với các đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Quy mô thị trường dây và cáp toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên 294,73 tỷ USD vào năm 2029, đạt tốc độ CAGR là 5,7% trong giai đoạn dự báo. Nhu cầu sử dụng và tiềm năng của ngành sản xuất dây và cáp điện Việt Nam là rất lớn, các doanh nghiệp trong ngành, các thương hiệu dây cáp điện thương hiệu Việt với chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng vượt trội sẽ có rất nhiều cơ hội khẳng định mình để phát triển trong thời gian tới.